Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch bất động sản Thái Nguyên hứa hẹn sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo thống kê của batdongsan.com.vn, trong Quý I/2021, mức độ quan tâm của nhà đầu tư về thị trường bất động sản Thái Nguyên tăng 50% so với quý trước, cao nhất trong các tỉnh vùng ven Hà Nội.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên đang đứng trước cơ hội lớn khi nền kinh tế mở cửa trở lại, hoạt động sản xuất ổn định, kinh tế phục hồi sẽ thúc đẩy nhu cầu đầu tư trở lại của bất động sản đặc biệt là bất động sản công nghiệp. Đây được coi là kênh đầu tư an toàn, tiềm năng trong bối cảnh lãi suất ngân hàng liên tục giảm và chưa có dấu hiệu tăng trở lại, đầu tư vàng bấp bênh, chứng khoán nhiều rủi ro…
1. Nằm ở vị trí cửa ngõ của Thủ Đô
Thái Nguyên sở hữu vị trí đắc địa khi vừa là cửa ngõ Thủ Đô, vừa là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, Thái Nguyên dễ dàng kết nối với các tỉnh, địa phương khác trong khu vực. Chính vì vậy nơi đây trở thành địa điểm yêu thích của những tập đoàn nước ngoài khi đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam và đó cũng là lý do vì sao Thái Nguyên luôn nằm trong top các tỉnh thành thu hút nguồn vốn FDI khu vực Miền Bắc.
Có thể bạn quan tâm: thị xã Phổ Yên đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng để hoàn thành mục tiêu lên thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2023. Khi thông tin này vừa được công bố lập tức tạo nên cơn sốt đất mang tên Phổ Yên, một trong những dự án được quan tâm nhiều nhất là: Khu đất đấu giá Hồng Tiến, Phổ Yên.
2. Hạ tầng giao thông phát triển nhanh
Thái Nguyên có hệ thống giao thông kết nối vùng, liên vùng đồng bộ. Hàng loạt các tuyến đường thúc đẩy giao thương mạnh mẽ có thể kể đến như đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Thái Nguyên – chợ Mới kết nối các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng, đường Vành Đai 5,…
Mới đây, tháng 5/2021, Thái Nguyên cũng đã phê duyệt xây đường kết nối Thái Nguyên – Bắc Giang – Vĩnh Phúc với tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, khơi dậy tiềm năng bất động sản mạnh mẽ của khu vực này.
3. Điểm đến thu hút vốn đầu tư FDI
Bất động sản công nghiệp Thái Nguyên hứa hẹn sẽ bùng nổ mạnh mẽ khi tính đến hết quý II/2021 khi trên địa bàn tỉnh có 5/6 khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng, tỷ lệ lấp đầy đạt 59,8% và 23/35 cụm công nghiệp được hình thành, tỷ lệ lấp đầy đạt 41,73%.
Bên cạnh đó, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng Thái Nguyên vẫn có thêm 18 dự án đầu tư mới, nâng tổng mức đầu tư lên 44,5 triệu USD và 1.400 tỷ đồng đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Sự phát triển sôi động của các KCN đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản Thái Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của người lao động nhập cư, bên cạnh đó mô hình khu công nghiệp kết hợp đô thị dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong những năm gần đây.
4. Tập trung phát triển đô thị
Thái Nguyên là một trong những tỉnh đã tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị và có tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ. Hiện tại tỷ lệ đô thị hoá tại Thái Nguyên đạt 36% với 1 đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 09 đô thị loại V. Ngoài 13 đô thị hiện hữu, Thái Nguyên sẽ có thêm 6 đô thị mới tính đến năm 2025. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ đô thị hóa 45% và đến năm 2035 đạt 50%.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh là động lực vô cùng mạnh mẽ cho thị trường bất động sản nơi đây “bứt tốc”.
5. Quỹ đất dồi dào, dư địa tăng giá cao
Nhu cầu tìm kiếm nhà ở cao, đặc biệt là những sản phẩm nằm trong KCN Thái Nguyên luôn nhận được sự quan tâm. Tuy nhiên, hiện tại các dự án bất động sản tại đây lại không có nhiều và giá đất cũng còn khá thấp so với những thành phố vệ tinh Hà Nội. Chính điều này đã đem đến lợi thế nổi bật giúp thị trường BĐS Thái Nguyên được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong tương lai cho các nhà đầu tư.
Đặc biệt bối cảnh thị trường bất động sản Thái Nguyên đang có mức tăng trưởng ổn định, ít xảy ra tình trạng sốt ảo thì đây sẽ là nơi trú ẩn lý tưởng cho dòng tiền với tiềm năng tăng giá cao.