Tín dụng bật tăng mạnh sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhiều ngân hàng đã có dấu hiệu “cạn sạch” hạn mức tín dụng được giao lần đầu. Giới phân tích dự báo, NHNN sẽ có đợt nới room tín dụng trong quý II- đây được kỳ vọng sẽ “bàn đạp” giúp thị trường BĐS 2022 bứt phá mạnh mẽ.
Thực trạng room tín dụng với lĩnh vực BĐS
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng hết quý I/2022 đạt 5,04%, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Nhiều ngân hàng đã dùng gần “cạn sạch” mức tăng trưởng tín dụng được giao lần đầu.
Cụ thể, theo chia sẻ của Chủ tịch Vietcombank cho biết, đến ngày 29/4 mức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đã đạt 8,8%. So với room tín dụng được cấp lần đầu là 10%, Vietcombank đã sử dụng gần hết. Hay theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), MB cũng đã chạm mức tăng trưởng tín dụng 14,8% trong quý I. Mức tăng trưởng này cũng đã chạm mức tín dụng tạm cấp lần đầu của MB là 15% và đang chờ đợi phê duyệt hạn mức tín dụng mới.
Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, một số ngân hàng như Techcombank, Sacombank đã thông báo tạm dừng giải ngân cho vay bất động sản (BĐS). Hạn mức tín dụng được tạm cấp trong năm 2022 không lớn, vì vậy ngân hàng này sẽ ưu tiên nhóm lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ…
Có thể thấy trong những năm gần đây, hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng được cấp khá thận trọng. Room tín dụng sẽ được NHNN cấp theo quý, khi gần hết các ngân hàng sẽ phải xin thêm và chờ duyệt để cân đối cho vay. Trong đó, lĩnh vực BĐS không phải là lĩnh vực được ưu tiên và tăng trưởng cho vay của lĩnh vực này cũng đang dần hạ nhiệt. Năm 2018 mức vay tín dụng BĐS là 26%, đến năm 2020 giảm còn 12% và được duy trì trong năm 2021. Hiện tại, tín dụng BĐS hiện chiếm khoảng 18 – 20% trong tổng dư nợ nền kinh tế.
Nới room tín dụng, tín hiệu tích cực cho thị trường Bất động sản
Theo các chuyên gia BĐS, việc kiểm soát dòng vốn tín dụng chảy vào thị trường BĐS được cho là động thái nhằm giảm thiểu nguy cơ bong bóng BĐS, ngăn chặn đầu cơ, giảm thiểu nợ xấu để tránh đi theo “vết xe đổ” của tập đoàn BĐS Evergrande (Trung Quốc). Tuy nhiên, lịch sử tăng trưởng thị trường BĐS luôn gắn liền với tăng trưởng của hệ thống ngân hàng.
Thực tế đã cho thấy, cho vay BĐS vẫn là khoản cho vay lãi nhất của các ngân hàng. Cho vay 6 lĩnh vực ưu tiên với lãi suất không quá 6%/năm trong khi BĐS lên đến 11 – 12%/năm, chưa tính đến các khoản khác. Chính vì vậy với dự báo nới rộng room tín dụng, ngân hàng sẽ không thể bỏ qua mảng cho vay đem lại lợi nhuận cao nhất này.
Theo TS Cấn Văn Lực, tín dụng vào BĐS của Việt Nam vẫn ở mức hợp lý. Việc kiểm soát dòng vốn vào thị trường là cần thiết nhưng không nên siết chặt. Lộ trình kiểm soát cần hợp lý, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững của BĐS và toàn nền kinh tế.
Ông cũng cho biết nên ưu tiên vào 3 phân khúc chính: Ưu tiên dòng vốn tín dụng cho các dự án đang bắt đầu triển khai để thị trường BĐS sớm có nguồn cung, giải quyết tình trạng mất cân đối cung cầu; ưu tiên dòng vốn cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thị trường; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo điều kiện cho thị trường BĐS và nền kinh tế phát triển.
Với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng bền vững, các ngân hàng vẫn tích cực giải ngân cho khách hàng vay mua nhà. Qua đó có thể nói BĐS vẫn luôn là kênh đầu tư tăng trưởng tốt nhất ở hiện tại và tương lai đối với mọi cá nhân.
Xét trong một giai đoạn dài hơi 30 năm từ khi nền Kinh tế Việt Nam đổi mới đến hôm nay thì bất động sản nhà phố tại các thành phố lớn tăng giá trung bình đến 30 lần, như vậy bình quân mỗi năm tăng giá gấp đôi. Như vậy có thể nói không một lĩnh vực nào có sự tăng trưởng bền vững và tốt như bất động sản, đặc biệt là mảng nhà phố với nhu cầu thật để ở và kinh doanh.