Chung cư cao cấp Green Pearl Bắc Ninh điểm sáng của thị trường BĐS Bắc Ninh cuối năm; Bắc Giang đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá; Cò đất gặp khó khăn khi điều luật sửa đổi bất động sản nhiều khả năng được thông qua; Bất động sản Mê Linh lại “dậy sóng”; giá đất tại bờ Bắc sông Hồng bị thổi lên từng ngày là những thông tin đáng chu ý trong bản tin bất động sản tuần này.
1. Hậu Covid-19, căn hộ diện tích lớn tại thành phố Bắc Ninh được săn đón
Sau đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng hồi tháng 5, tháng 6, Bắc Ninh đã nhanh chóng kiểm soát tình hình và bước vào giai đoạn bình thường mới. Cùng với các hoạt động sản xuất, kinh doanh được khôi phục, thị trường bất động sản tại đây cũng ghi nhận những tín hiệu khởi sắc. Theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý 3/2021, Bắc Ninh vẫn ghi nhận mức độ quan tâm tìm kiếm tăng 7% so với quý 2/2021.
Thành phố Bắc Ninh được coi là tâm điểm đón nhận những dự án đáng sống bao gồm Green Pearl Bắc Ninh và các dự án chung cư cao cấp khác, chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng có nhu cầu ở thực và đầu tư.
2. Bắc Giang “tăng tốc” đô thị hóa, bất động sản được đà phát triển
Là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, thế nhưng một nghịch lý tại Bắc Giang đó là tỷ lệ đô thị hóa lại khá thấp, chỉ 23%.
Khảo sát cho thấy, các dự án phát triển theo mô hình đại đô thị hay phức hợp tại Bắc Giang vẫn còn rất ít, chưa thực sự tương xứng với sự phát triển tại tỉnh. Trong khi đó, ngành công nghiệp tại tỉnh này đang phát triển bùng nổ, lượng chuyên gia, công nhân đổ về làm việc ngày một đông khiến cho việc nhu cầu nhà ở ngày một gia tăng.
Mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa từ 23% lên 55 – 60% (năm 2030) đang mở ra một thời kỳ đầy hứa hẹn cho ngành bất động sản tại Bắc Giang.
3. Bất động sản Thái Nguyên: Triển vọng phục hồi và bứt tốc
Thị trường BĐS Thái Nguyên đã và đang có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, với mức tăng bình quân 15%/năm. Theo các chuyên gia, với tốc độ giao dịch và đa dạng hóa sản phẩm như hiện nay, giá trị giao dịch trên thị trường BĐS của tỉnh năm 2021, được dự báo có khả năng đạt ngưỡng hơn 10.000 tỷ đồng.
4. Người kinh doanh bất động sản có thể bị tác động mạnh nếu luật được sửa đổi
Qua 6 năm triển khai thực hiện, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã phát sinh một số vướng mắc, tồn tại. Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có nhiều điểm mới, đặc biệt là những quy định siết chặt hoạt động “cò” bất động sản gây nhiễu loạn thị trường thời gian qua. Nếu được thông qua, một số hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản sẽ có nhiều thay đổi.
Đồng thời dự thảo luật kinh doanh bất động sản cũng hứa hẹn sẽ “tháo chốt” cho hơn 200 dự án bất động sản ở TP.HCM và Hà Nội.
5. Bất động sản Mê Linh lại “nổi sóng”
Theo nhiều môi giới BĐS tại đây, huyện Mê Linh nằm trong kế hoạch lên thành phố của Hà Nội trong 5 năm tới.
Về vấn đề này Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM – Lê Hoàng Châu nhìn nhận, trong câu chuyện TP.Hà Nội dự định đưa 3 huyện trong đó có Mê Linh lên thành phố khá tương đồng với câu chuyện của TP.Thủ Đức (TP.HCM) giai đoạn trước. Thời điểm khoảng giữa năm 2020 thị trường BĐS tại Thủ Đức (trước khi lên thành phố) xuất hiện tình trạng đầu cơ đẩy giá lên cao khiến nhiều người ôm mộng rồi vỡ mộng.
Trước làn sóng mới từ BĐS đang manh nha tại các địa phương như Mê Linh, ông Châu khuyến nghị nhà đầu tư cần tỉnh táo và phải khảo sát kỹ lưỡng về hạ tầng.
6. Giá đất tại bờ Bắc sông Hồng bị thổi lên từng ngày
Từ thông tin quy hoạch được công bố, dù phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo vẫn chưa được thành phố Hà Nội quyết định nhưng bất động sản khu vực bờ Bắc sông Hồng đang vẫn bị thổi giá lên từng ngày.
Hiện tượng này từ lâu đã quá quen thuộc với thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, sau một đợt “rầm rộ” thông tin mua bán, thị trường khu vực có dự án lại xuống rất nhanh, giao dịch thưa thớt.
7. Lào Cai sắp có Khu Logistics với tổng diện tích 332ha
Mới đây, Ban Quản lý khu Kinh tế tỉnh Lào Cai cùng UBND huyện Bát Xát tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch chi tiết Khu Logistics (Khu dịch vụ hậu cần) thuộc khu Kim Thành – Bản Vược có tổng diện tích lên đến 332 ha. Đồ án đã được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt tại Quyết định số 3382/QĐ-UBND ngày 20/9/2021.
8. Cơn sốt bất động sản Sun Property giữa mùa dịch?
Sun Property (thành viên Sun Group) đã tạo nhiều đợt sóng đầu tư lớn từ Bắc chí Nam, bất chấp ảnh hưởng dịch bệnh.
Bất động sản Sun Property đã lập nhiều kỷ lục đáng nể trong mùa dịch: 97% quỹ căn shophouse Sun Grand Boulevard tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) có chủ chỉ sau 1 tháng ra mắt, 1500 căn hộ Sun Marina Town (Hạ Long, Quảng Ninh) “hết veo” ngay sau khi giới thiệu ra thị trường…
9. ‘Hộ chiếu vaccine’ có giúp bất động sản nghỉ dưỡng ‘thoát hiểm’
Đề xuất thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc được Chính phủ thông qua, đang được kỳ vọng sẽ mở cánh cửa “hồi sinh” cho ngành du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng nơi đảo Ngọc. Chấp nhận đón khách du lịch có “hộ chiếu vaccine” được xem như bước chuyển quan trọng trong chiến lược “sống chung” với COVID-19 và nhanh chóng giúp ngành công nghiệp du lịch, nghỉ dưỡng hồi sinh.
10. Giá nhà ở hơn 1 nửa số tỉnh ở Trung Quốc đồng loạt lao dốc, bong bóng bất động sản bắt đầu ‘xì hơi’?
16 trong số 31 đơn vị cấp tỉnh – bao gồm cả các thành phố trực thuộc trung ương, ghi nhận giá nhà lao dốc trong tháng 8. Theo số liệu chính thức, mức giảm này mạnh nhất kể từ tháng 3/2015.
Giá nhà ở các tỉnh của Trung Quốc lần đầu tiên sụt giảm sau hơn 6 năm, trong bối cảnh chính phủ nỗ lực kiềm chế bong bóng bất động sản. Do đó, chính quyền các địa phương với lượng nợ lớn đã phải gấp rút đưa ra mức giá sàn.
11. Rủi ro bong bóng bất động sản đang tăng nhanh ở nhiều nước
Chỉ số bong bóng bất động sản toàn cầu của UBS công bố hôm 13/10 cho thấy, các thành phố châu Âu chiếm 6 trên 9 thị trường bất động sản mất cân bằng nhất thế giới. Trong đó, thành phố Frankfurt (Đức) đang đứng đầu danh sách. Rủi ro bong bóng cũng tăng nhanh ở Toronto, Hong Kong, và Vancouver.
Không giống cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi 2008, các thành phố của Mỹ lại nằm ngoài vùng nguy hiểm. Moscow và Stockholm chứng kiến mức tăng rủi ro bất động sản lớn nhất, trong khi Tokyo và Sydney cũng gia tăng khi thị trường bất động sản bùng nổ.
Tại tất cả thành phố được theo dõi, tốc độ tăng giá bất động sản đã tăng lên 6% theo điều kiện lạm phát được điều chỉnh từ 2020 đến giữa 2021. Đây là mức tăng cao nhất trong 7 năm.